Hướng dẫn chọn phiên bản Windows XP, 7, 8.1, 10 phù hợp với cấu hình máy tính

Phiên bản Windows nào tốt nhất?

Mỗi phiên bản Windows đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, với máy tính cấu hình trung bình trở lên (Ram 2GB, tổng CPU trên 6 GHz) dùng cho công việc, chơi game và giải trí đòi hỏi độ ổn định cao thì Windows 7 là lựa chọn tốt nhất (theo quan điểm cá nhân và trải nghiệm của mình).

Ưu nhược điểm của các phiên bản Windows

Các phiên bản Windows thông dụng hiện nay gồm có Windows XP, 7, 8.1, 10. Riêng với phiên bản Windows 8 thì hiện nay do có nhiều lỗi nên mọi người đều chuyển qua dùng phiên bản Windows 8.1 để sử dụng ổn định hơn, khắc phục các lỗi có trên Windows 8.

Windows XP


  • Ưu điểm: nhẹ, chạy tốt trên các máy tính đời cũ có cấu hình thấp.
  • Nhược điểm: giao diện khó sử dụng hơn so với các phiên bản khác, không chạy tối ưu được các phần mềm hiện đại dành cho máy tính có cấu hình cao.
  • Phiên bản này phù hợp với người dùng có máy tính cấu hình thấp.


Windows 7


  • Ưu điểm: chạy tốt tất cả các phần mềm dành cho Windows, độ ổn định cao, tương thích tốt với phần cứng.
  • Nhược điểm: tốc độ khởi động máy tính và chạy một số phần mềm sẽ hơi chậm hơn so với Windows 8.1, Windows 10, các Driver phải tự cài thủ công nên đôi khi gây khó khăn khi cài đặt.
  • Phiên bản này phù hợp với người dùng có nhu cầu sử dụng các phần mềm, game đòi hỏi sự ổn định cao, ít lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng.


Windows 8.1


  • Ưu điểm: các Driver được tự động cài đặt, tốc độ khởi động và chạy các phần mềm nhanh hơn so với Windows XP, 7, 10
  • Nhược điểm: Wifi yếu, không tương thích với một số dòng máy tính gây ra hiện tượng màn hình đen, không tắt được máy tính
  • Phiên bản này hiện nay it khi được cài đặt vì Windows 10 có ưu điểm hơn Windows 8.1 về mọi mặt.


Windows 10


  • Ưu điểm: các driver được tự động cài đặt, giao diện thân thiện đẹp mắt, có nhiều chức năng mới.
  • Nhược điểm: không tắt được chế độ tự động update Windows, khi để mặc định thì Windows có nhiều ứng dụng chạy ngầm gây chậm máy và hao pin (tuy nhiên nếu tùy chỉnh thích hợp thì có thể khắc phục khuyết điểm này)
  • Phiên bản này được tối ưu cho đồ hoạ, giả lập ảo hoá,… là sự lựa chọn tuyệt vời cho các bạn có nhu cầu chơi game, sử dụng các phần mềm liên quan tới đồ hoạ hoặc giả lập ảo hoá,…


Chọn phiên bản Windows phù hợp

Đầu tiên bạn hãy kiểm tra cấu hình máy tính bằng cách trên máy tính mở cửa sổ Run bằng tổ hợp phím Windows + R sau đó điền chữ dxdiag vào và chọn OK. Tiếp đến nếu có cửa sổ nào đó hiện lên hỏi YES–NO thì bạn chọn YES




Cửa sổ mới hiển thị lên như hình dưới:




Như hình trên bạn chỉ cần quan tâm tới 2 dòng mà mình khoan tròn, trong đó:

Dòng đầu tiên là thông số CPU, thông số sau chữ @ là tốc độ của mỗi luồng CPU và phân ở giữa 2 dấu ngoặc đơn là số luồng của CPU, tốc độ của CPU bằng số luồng nhân với tốc độ của từng luồng. Cụ thể như hình trên tốc độ mỗi luồng CPU là 2.50GHz và có 8 luồng, tốc độ của CPU là 8 x 2.5 = 20 GHz

Dòng thứ hai là dung lượng RAM máy tính của bạn, bạn hãy lấy số đó chia cho 1024 sẽ ra số GB RAM. Như hình trên dung lượng RAM là 12288/1024 = 12 GB

Sau khi có thông số tốc độ CPU (20 GHz) và dung lượng RAM (12 GB), các bạn hãy dựa vào ưu nhược điểm của các phiên bản Windows và bảng dưới để xác định phiên bản Windows phù hợp với máy tính của bạn (nếu nhìn hình không rõ bạn hãy nhấp vào hình để xem với kích thước lớn hơn)



Dựa vào cấu hình máy tính và nhu cầu sử dụng máy tính bạn hãy chọn phiên bản Windows phù hợp. Với cấu hình của máy tính mình, tốc độ 20 GHz lớn hơn 12 GHz và có RAM 12 GB lớn hơn 4GB nên mình có thể cài 1 trong 3 phiên bản: Windows 7 Ultimate 64-bit, Windows 8.1 Pro 64-bit hoặc Windows 10 Pro 64-bit. Do mình là người dùng máy tính cho nhu cầu sử dụng các phần mềm chuyên dụng bên CNTT nên mình sẽ chọn phiên bản Windows 7 Ultimate 64-bit.



Nhận xét